CHUYÊN ĐỀ: CÁCH DẠY BÀI: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Lượt xem:

Đọc bài viết

TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN 
TỔ NGỮ VĂN 

CHUYÊN ĐỀ :

ĐỊNH HƯỚNG DẠY BÀI: “ HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM”
TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN THCS

A. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ : 
Văn bản hướng dẫn đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS chiếm một số lượng khá nhiều. Do đó việc dạy bài hướng dẫn đọc thêm là vô cùng cần thiết. Thế nhưng qua thực tế giảng dạy, cũng như qua dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy giáo viên khi dạy các tiết  học này vẫn không khỏi lúng túng trong việc thiết kế giáo án và phương pháp lên lớp. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tham khảo đồng nghiệp thì có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Có người cho là không cần thiết lắm để thời gian dạy kỹ hơn các tác phẩm chính.  Lại có ý kiến cho rằng dạy các bài đọc thêm chủ yếu cho học sinh đọc, tóm tắt nội dung là đủ. Cũng có những ý kiến hoặc một số giáo án tham khảo chúng tôi thấy soạn giống như một tiết học văn bình thường vẫn soạn. Còn các em học sinh, khi giáo viên yêu cầu chuẩn bị bài đọc thêm việc các em thường làm là đọc tác phẩm. Do đó việc dạy tiết hướng dẫn đọc thêm quả là nan giải.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, kết quả khảo sát một số trường trong huyện nhà thì bài Hướng dẫn đọc thêm” chưa có sự thống nhất cao trong cách soạn  từ đó chúng tôi mạnh dạn giới thiệu tới đồng nghiệp “Một định hướng dạy bài: Hướng dẫn đọc thêm” để cùng tham khảo, bàn bạc để có thống nhất chung tạo thuận lợi cho việc kiểm tra của chuyên môn.
Theo quan điểm chúng tôi thì Đọc- hiểu văn bản là hoạt động trung tâm của hoạt động dạy học Ngữ văn đổi mới. Bản chất của đọc- hiểu văn bản là tìm hiểu phân tích để chiếm lĩnh văn bản bằng nhiều biện pháp và hình thức. Trong đó biện pháp dạy học bằng hệ thống câu hỏi cảm thụ văn bản được thực hiện dưới  hình thức đối thoại là chủ đạo trong một giờ “Hướng dẫn đọc thêm văn bản”. Vì vậy mà những văn bản đọc thêm có tác dụng lớn  cho các giờ học văn chính thức khác, nó là những kiến thức bổ trợ cho giáo viên và học sinh, đồng thời giáo dục thẫm mỹ giúp  các em yêu thích văn học nảy nở ý muốn tìm đọc thêm các tác phẩm văn học nghệ thuật đã làm cho mình rung động một cách chủ động, làm sống dậy  tác phẩm văn học theo cách riêng của mình.
Vậy phương pháp dạy bài đọc thêm như thế nào để rèn được kĩ năng đọc- hiểu cho các em học sinh, vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức, kĩ năng vừa tạo được tinh thần của giờ học với không khí nhẹ nhàng, hứng thú đó là lý do mà chúng tôi muốn đưa ra để bàn bạc, thống nhất.
B. PHẦN NỘI DUNG:
PHẦN MỘT: 
Hệ thống văn bản hướng dẫn đọc thêm trong chương trình ngữ văn hiện nay được điều chỉnh ở hầu hết 4 khối lớp như sau: 
* Cụ thể là : 
Lớp 6: Có 14 tiết 
Tiết 1:   Hướng dẫn đọc thêm:  Con Rồng, cháu Tiên.
Tiết 2:   Hướng dẫn đọc thêm: Bánh chưng, bánh giầy.
Tiết 13: Hướng dẫn đọc thêm: Sự tích Hồ Gươm.
Tiết 29: Hướng dẫn đọc thêm:  Cây bút thần.
Tiết 33: Hướng dẫnđọc thêm: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Tiết 41: Hướng dẫn đọc thêm:  Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Tiết 50: Hướng dẫn đọc thêm:  Lợn cưới,áo mới.
Tiết 57: Hướng dẫn đọc thêm:  Con hổ có nghĩa.
Tiết 58:  Hướng dẫn đọc thêm:  Mẹ hiền dạy con.
Tiết 99:  Hướng dẫn đọc thêm:  Mưa.
Tiết 113: Hướng dẫn đọc thêm:  Lao xao.
Tiết 117: Hướng dẫn đọc thêm:  Lòng yêu nước.
Tiết 121: Hướng dẫn đọc thêm:  Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.
Tiết 129: Hướng dẫn đọc thêm:  Động Phong Nha.
Lớp 7: Có 9 tiết
Tiết: 21:  Hướng dẫn đọc thêm:  Côn Sơn ca.
Tiết: 22:  Hướng dẫn đọc thêm:  Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.
Tiết 26:   Hướng dẫn đọc thêm:  Sau phút chia li.
Tiết 35:   Hướng dẫn đọc thêm:  Xa ngắm thác núi Lư.
Tiết 38:   Hướng dẫn đọc thêm:  Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
Tiết 65:   Hướng dẫn đọc thêm:   Sài Gòn tôi yêu.
Tiết 85:   Hướng dẫn đọc thêm:  Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Tiết 109: Hướng dẫn đọc thêm: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Tiết 114:  Hướng dẫn đọc thêm: Chèo Quan Âm.
Lớp 8: Có 3 tiết
Tiết 57: Hướng dẫn đọc thêm: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
Tiết 61,62: Hướng dẫn đọc thêm: Muốn làm thằng cuội; Hai chữ nướcnhà.
Lớp 9: Có 6 tiết 
Tiết 21:   Hướng dẫn đọc thêm: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Tiết 52:   Hướng dẫn đọc thêm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Tiết 86:   Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ.
Tiết 111:  Hướng dẫn đọc thêm:  Con cò.
Tiết 136:  Hướng dẫn đọc thêm:  Bến quê.
Với tổng số tiết  dạy bài hướng dẫn đọc thêm là 30 tiết. Từ hệ thống có thể thấy việc dạy bài hướng dẫn đọc thêm rất quan trọng. Nhưng dạy như thế nào để  phù hợp với một bài “Hướng dẫn đọc thêm”.
PHẦN HAI :
Đinh hướng các bước trong quá trình dạy bài “ Hướng dẫn đọc thêm”. 
I/  Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản : 
1/ Hướng dẫn đọc để tìm hiểu về tác giả và tác phẩm :
2/ Hướng dẫn đọc  để hiểu văn bản:
(Trọng tâm của bài đọc thêm )
GV: Cần phấi giúp học sinh đọc tác phẩm gắn liền với rèn luyện thị giác, khả năng phát âm, luyện âm, luyện giọng, khả năng lắng nghe, khả năng đọc. Có thể đọc – hiểu bằng mắt, đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc một mình, đọc trước nhóm người, tập thể…
Muốn đọc theo một chuẩn mực nào đó đã được quy định, trước hết phải giúp học sinh tái hiện tác phẩm, đây là thao tác tư duy đầu tiên quan trọng nhất để đọc, để cảm nhận tác phẩm.
Đọc chuẩn  một tác phẩm là phải đọc đúng, đọc rõ, đọc diễn cảm, đọc hay, đọc phải để tâm hồn của mình vào tác phẩm, phải làm cho người nghe như  được sống trong tác phẩm.
Khi đọc-hiểu cần chú ý đến thể loại tác phẩm, tính cách nhân vật, phong cách tác giả để đọc cho đúng.  Nếu là tác phẩm tự sự phải đọc qua một vài lượt để nắm cốt truyện, nắm diễn biến câu chuyện
Nếu là thơ phải đọc qua một lượt để có ấn tượng ban đầu về nhân vật trữ tình.
3/  Hướng dẫn đọc để hiểu ngôn từ câu, đoạn.
Mỗi văn bản đều có cách đọc – hiểu ngôn từ, câu, đoạn khác nhau với văn bản thơ văn trung đại  ta bắt gặp nhiều từ ngữ khó, nhiều điển tích, thi liệu cổ, do đó phải hiểu kĩ các chú thích, hoặc tra cứu sách vở (chủ yếu sử dụng từ điển Tiếng Việt và từ điển Hán Việt).
– Ví dụ: Khi đọc : “Sau phút chia ly” Ngữ văn7.Cần hiểu được: Hàm Dương, Tiêu Tương là gì ?
4. Hướng dẫn đọc để hiểu cấu trúc văn bản.
Đọc -hiểu cấu trúc văn bản là cần thiết, chưa nắm được cấu trúc văn bản thì cảm thụ văn học sẽ hạn chế. Nhưng không phải tiết nào chúng ta cũng bắt buộc phải tìm cấu trúc của văn bản.
II/  Hướng dẫn tìm hiểu giá  nội dung, giá  trị nghệ thuật và ý nghĩa  của văn bản.
Đây là khâu quan trọng nhất, do vậy cần giúp học sinh đọc tác phẩm và kết hợp với việc hướng dẫn  thông qua hệ thống câu hỏi để học sinh rút ra được nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
PHẦN BA:
Khung mẫu soạn giáo án “hướng dẫn đọc thêm”
Sau đây là đinh hướng khung mẫu soạn giáo án  để đồng nghiệp tham khảo và đóng góp  ý kiến.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : 
Mẫu 1: 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản 

( Giống như một tiết dạy bình thường)

Hoạt động 3:  

Hoạt động 4:  

I/ Tìm hiểu chung về văn bản: 
1.    Tác giả và tác phẩm:
2.    Đọc và giải thích từ khó :
3.    Thể loại:
4.    Bố cục:
II/ Nội dung và giá trị nghệ thuật : 
Theo chuẩn kiến thức kĩ nằng
1.    Nghệ thuật:
2.    Nội dung :
III/ Luyện tập : 
Không cần chú trọng lắm vì phần đọc thêm không được ra đềkiểm tra .        

Mẫu 2: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 2: (10 phút)
Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản 

Hoạt động 3:  ( 25 phút)

Hoạt động 4:  (5 phút)

I/ Tìm hiểu chung về văn bản: 
1.    Tác giả
2.    Tác phẩm:

II/ Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc, tìm hiểu chú thích:
Nếu là truyện thêm phần tóm tắt sau từ đọc
2.Tìm hiểu văn bản:
a.     Nội dung:
b.    Nghệ thuật:
c.     Ý nghĩa văn bản:
III/ Luyện tập : 
Không cần chú trọng lắm vì phần đọc thêm không được ra đềkiểm tra .       

4. Củng cố:
5. Dặn dò:

C. PHẦN KẾT LUẬN :  
Trong phần chuyên đề này, chúng tôi đã đưa ra những quan niệm về đọc – hiểu để làm căn cứ cho  việc vận dụng dạy bài “Hướng dẫn đọc thêm”. Vấn đề được đưa ra để áp dụng không mới, song rất cần thiết để góp phần nâng chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
Vấn đề dạy bài “Hướng dẫn đọc thêm” Có thể chúng tôi đưa ra không mới so với trường khác, nhưng  đối với chúng tôi phương pháp dạy bài “Hướng dẫn đọc thêm” vẫn còn nhiều điều để bàn bạc  và đi đến thông nhất. Rất mong sự góp ý chân thành, quý báu của thầy cô đồng nghiệp, của tổ trưởng chuyên môn của các trường để chúng tôi hoàn thiện hơn trong đưa ra khung mẫu soạn bài “Hướng dẫn đọc thêm”.
Xin chân thành cảm ơn

Tác giả bài viết: Lương Thị Tân